Theo các chuyên gia chỉnh nha, trẻ nhỏ cần được khắc phục các vấn đề về sai lệch răng từ sớm để đảm bảo quá trình ăn nhai tốt hơn. Trẻ không chỉ sở hữu một hàm răng đẹp mà còn có khớp cắn khỏe mạnh hơn, giúp khuôn mặt trở nên cân đối, thúc đẩy sự tự tin của các bé. Hiểu rõ điều đó nên nhiều gia đình đã cho bé niềng răng từ sớm. Sự thật thì niềng răng cho trẻ có đau không? Những phương pháp niềng răng hiệu quả nhất là gì? Cùng tìm hiểu ngay thông tin dưới đây để tìm cho mình câu trả lời chính xác nhé!
Mục lục
Độ tuổi vàng để niềng răng cho trẻ
Theo đánh giá của các nha sĩ, trẻ em gặp những vấn đề về răng miệng là điều không thể tránh khỏi, điển hình là răng bị hô, vẩu, lệch lạc, mọc lộn xộn, sai lệch khớp cắn…Nguyên nhân có thể do yếu tố di truyền từ ông bà, cha mẹ trong gia đình, ăn uống thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm. Ngoài ra, yếu tố khác bắt nguồn từ thói quen xấu như mút ngón tay, đeo ti giả nhiều, tật đẩy lưỡi…làm cho răng bị trượt ra khỏi vị trí đúng trên cung hàm. Sai lệch khớp cắn kéo dài khiến trẻ khó nhai nuốt, trở nên biếng ăn hơn. Đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh không biết hoặc ít quan tâm.
Để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả nhất, cha mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa thường xuyên và niềng răng cho trẻ càng sớm càng tốt. Vậy “độ tuổi vàng” niềng răng cho trẻ là khi nào? Theo các chuyên gia, có 2 giai đoạn lý tưởng nhất để niềng răng cho trẻ, đó là:
Giai đoạn chỉnh xương – tiền chỉnh nha
Giai đoạn này bao gồm các bé trong độ tuổi từ 6-11 tuổi khi mà những chiếc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế dần răng sữa. Khi đó, các bác sĩ có thể tiến hành chỉnh nha.
Thời gian đầu, bác sĩ dùng khí cụ tháo lắp, hàm trainer…nhằm ngăn ngừa tình trạng sai lệch khớp cắn do thói quen xấu ở trên, đồng thời phát hiện xem có răng mọc ngầm, mọc thừa hay thiếu răng. Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc một cách bình thường, thẩm mỹ nhất. Khí cụ này đều dễ dàng tháo lắp và giúp trẻ thoải mái khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng.
Đọc thêm về: Niềng răng cho trẻ 7 tuổi
Giai đoạn niềng răng tốt nhất
Nếu bạn có con trong độ tuổi từ 12-16 tuổi thì đây chính là “thời điểm vàng” tốt nhất để chỉnh nha cho trẻ. Thời điểm này, răng sữa đã thay gần hết, răng vĩnh viễn cũng bắt đầu phát triển, xương hàm chưa ổn định. Bác sĩ đặt khí cụ vào bên trong khoang miệng của trẻ giúp đưa các răng về đúng với vị trí trên cung hàm, chuẩn khớp cắn, khuôn mặt cân đối, không bị lệch lạc, biến dạng. Ngoài ra, không cần có quá nhiều can thiệp đến cấu tạo hàm hay nhổ răng để niềng răng mà vẫn có kết quả tốt nhất.
Lợi ích khi niềng răng sớm cho trẻ
Nếu thấy tình trạng răng mọc bất thường, các bậc phụ huynh nên can thiệp niềng răng sớm để đạt những lợi ích tốt nhất như sau:
- Rút ngắn thời gian đeo niềng: vì trong giai đoạn này, xương hàm của bé chưa hoàn thiện, việc di chuyển răng dễ hơn nhiều so với tuổi trưởng thành. Từ đó mà giúp tiết kiệm được tối đa thời gian, chi phí, công sức khi tái khám.
- Hạn chế không cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống: nếu được chỉnh xương trong giai đoạn sớm còn giúp phát hiện được tình trạng răng mọc ngầm, thiếu răng, cũng không cần nhổ răng để đưa khí cụ vào trong khoang miệng.
- Giúp trẻ sau này thuận lợi trong công việc và cuộc sống: thời điểm còn đi học, việc đeo niềng răng không gây ảnh hưởng nhiều cho trẻ. Ngược lại, trong độ tuổi trưởng thành, nếu hàm răng không chuẩn đẹp khiến cho bé thiếu tự tin khi giao tiếp. Vậy nên trẻ càng sớm có hàm răng hoàn thiện thì sự tự tin, thành công sẽ đến nhanh hơn.
Xem thêm: Trọn bộ hình ảnh thay đổi bất ngờ trước sau khi niềng răng
Các phương pháp niềng răng cho trẻ
Với sự phát triển vượt trội của ngành nha khoa trong thời gian hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng cho trẻ mà các bậc phụ huynh tìm hiểu ngay dưới đây.
Niềng răng cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
Khí cụ tháo lắp là hàm bằng nhựa dẻo hoặc cứng, được thiết kế theo tiêu chuẩn định sẵn hoặc thiết kế riêng cho tình trạng của từng bé. Các hàm này có tác dụng định hướng, hỗ trợ điều chỉnh chức năng của hàm hoặc sử dụng để ngăn ngừa thói quen xấu của trẻ gây ảnh hưởng đến răng. Phương pháp này được sử dụng cho các bé từ 8-12 tuổi khi xương răng đang trong giai đoạn phát triển, dễ uốn nắn.
Khí cụ tháo lắp gồm các loại như:
- Khí cụ 2×4: sắp xếp đều răng trên và dưới khi trẻ có dấu hiệu mọc thưa, lệch, hô.
- Khí cụ Twinblock: chỉnh xương hàm trên và hàm dưới khi trẻ có dấu hiệu bị móm
- Khí cụ Headgear: dấu hiệu răng hàm bị hô hoặc móm
- Khí cụ nới rộng Quad-helix/ Wilson: để nới rộng cung hàm bị hẹp.
Ưu điểm của niềng răng cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
- Thuận lợi, đơn giản với trường hợp răng bị sai lệch nhẹ
- Chi phí thấp nhất
- Ít ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ
Nhược điểm của niềng niềng răng cho trẻ bằng khí cụ tháo lắp
- Không thể áp dụng với trường hợp răng bị hô, móm…ở mức trung bình và nặng
- Phụ thuộc vào ý thức tự giác của trẻ
Niềng răng trẻ em bằng mắc cài cố định
Niềng răng mắc cài cố định đang là phương pháp truyền thống lâu đời nhất và cũng được đánh giá cho hiệu quả chỉnh nha tốt nhất kể cả với trường hợp răng bị hô, vẩu, móm…nặng. Mắc cài cố định chia thành nhiều loại khác nhau như: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi. Mỗi phương pháp tiếp tục được chia thành: mắc cài cố định thường và mắc cài tự buộc.
- Mắc cài cố định thường: cấu tạo gồm dây cung cố định trong rãnh mắc cài nhờ thun buộc cố định. Loại thun này có độ đàn hồi tốt, đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn ra liên tục, hiệu quả.
- Mắc cài tự buộc: thiết kế vượt trội hơn với nắp trượt tự động giúp giữ dây cung trong mắc cài nên dây cung có thể trượt tự do, giúp giảm tối đa lực ma sát và thời gian niềng răng.
Ưu điểm của niềng răng mắc cài cố định
- Thích hợp cho nhiều độ tuổi khác nhau
- Hiệu quả chỉnh nha tốt nhất với tất cả các trường hợp răng bị hô, vẩu, móm…từ nhẹ đến nặng
- Chi phí ở mức vừa phải
Nhược điểm của niềng răng mắc cài cố định
- Tính thẩm mỹ thấp do bị lộ các khí cụ làm cho trẻ mất tự tin
- Có thể cảm thấy khó chịu trong thời gian đầu
- Dễ bị tổn thương khi mắc cài, dây cung đâm vào má, nướu…
Niềng răng trẻ em bằng khay trong suốt Invisalign First
Đây là phương pháp hiện đại nhất hiện nay, sử dụng máng niềng trong suốt chuyên biệt áp dụng cho trẻ từ 5-10 tuổi hoặc lớn tuổi hơn. Điểm khác biệt của công nghệ này chính là có thể can thiệp khi răng vĩnh viễn của trẻ vừa mới mọc lên và cho kết quả gần như tuyệt đối.
Niềng răng trong độ tuổi trưởng thành sau khi tháo niềng thường phải đeo hàm duy trì để răng không bị xô lệch trở lại. Tuy nhiên, với niềng răng Invisalign First bạn không cần lo lắng vì cơ và xương của trẻ trong độ tuổi từ 5-10 tuổi vẫn chưa ổn định nên giúp chúng thích nghi rất nhanh với khay niềng để đưa răng về đúng vị trí như mong muốn.
Ưu điểm của niềng răng Invisalign First
- Tính thẩm mỹ cao nhất với khay niềng trong suốt, bám sát khít vào răng
- Trẻ tự tin, thoải mái trong ăn uống, vận động hay giao tiếp
- Không sợ bị tổn thương khoang miệng khi khay niềng được bo viền cẩn thận
- Dễ dàng tháo ra để vệ sinh răng miệng
- Có chỉ báo thông minh định hình đủ thời gian đeo niềng
Nhược điểm của niềng răng Invisalign First
- Chi phí cao hơn so với các phương pháp khác
- Trẻ cần có tính tự giác cao để tuân thủ việc đeo khay niềng mỗi ngày
Niềng răng cho trẻ có đau không?
Như đã trình bày ở trên, niềng răng cho trẻ ngoài phương pháp sử dụng khay niềng trong suốt Invisalign First là thoải mái nhất thì niềng răng mắc cài kim loại có thể khiến cho bé cảm thấy đau nhức trong thời gian đầu khi bắt đầu có lực siết của dây cung lên răng.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này sẽ xuất hiện trong khoảng vài ngày – 1 tuần đầu tiên và biến mất ngay sau đó. Do vậy, để tiến hành niềng răng an toàn, thoải mái, hạn chế đau nhức thì bạn nên chọn địa chỉ nha khoa thực sự uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra, cha mẹ có thể giúp bé trở nên thoải mái, hạn chế tình trạng đau nhức bằng các biện pháp sau:
Túi chườm đá hoặc đồ uống lạnh
Một trong những cách giảm đau hiệu quả nhất sau khi niềng răng chính là chườm đá lạnh hoặc các đồ uống lạnh. Bạn chuẩn bị cho bé 1 túi chườm đá và chườm trên má xung quanh khu vực răng bị ê buốt. Khí lạnh có thể làm giảm đi cơn đau, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn rất nhiều.
Đọc thêm: Bị ê buốt răng sau khi niềng phải làm sao?
Súc miệng bằng nước muối ấm
Nằm trong Top những cách giảm đau sau khi niềng răng chắc chắn không thể bỏ qua việc súc miệng bằng nước muối ấm. Muối có thể ngăn ngừa vi khuẩn có hại và nhanh chóng xua tan cảm giác khó chịu không mong muốn với hàm răng. Bạn dùng 1 lượng muối vừa đủ, pha với nước ấm và cho bé súc miệng hằng ngày nhé!
Massage nướu răng thường xuyên
Đây cũng là cách giảm đau sau khi niềng răng nhanh chóng và hiệu quả. Để thực hiện, bạn hướng dẫn bé dùng ngón tay của mình xoa nhẹ nhàng vào nướu răng, xung quanh vị trí mà bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt. Tuy thao tác này đơn giản nhưng giúp các mô được massage thoải mái, giảm cơn đau do răng bị siết khi mắc cài hoạt động.
Dùng sáp nha khoa
Ngoài những cách ở trên thì dùng sáp nha khoa cũng là cách giảm đau phổ biến mà nhiều người thực hiện. Nguyên nhân của cơn đau xuất phát từ mắc cài di chuyển, cọ xát vào miệng, môi, nướu làm tổn thương mô mềm xung quanh.
Các vấn đề có thể xảy ra khi niềng răng cho trẻ và cách xử lý
Vì trẻ nhỏ còn nhiều hiếu động và chưa thể cẩn thận, chỉn chu như người lớn nên trong quá trình niềng răng chắc chắn không thể tránh khỏi các trường hợp như: mắc cài bị đâm vào má, ăn các thức ăn không tốt cho việc chỉnh nha…Dưới đây sẽ là một vài vấn đề có thể xảy ra và cách xử lý tốt nhất.
Mắc cài bị đâm vào má
Đôi lúc phần cuối của dây cung thừa ra khi răng di chuyển làm cho chúng đâm vào miệng, má. Lúc này, bạn sử dụng nhíp sạch, cố gắng đẩy dây cho bé sao cho nó phẳng với răng, uốn đầu dây và cuộn tròn lại. Còn nếu dây không thể di chuyển vào vị trí thoải mái hơn, hãy dùng sáp chỉnh nha.
Hoặc một cách khác là dây cung dài quá thì phụ huynh cắt bỏ bớt là được. Bạn gắp khăn giấy hoặc gạc phủ xung quanh khu vực cần cắt để tránh nuốt phải đoạn dây cần cắt. Sau đó, dùng bấm móng tay sắc đã khử trùng bấm đi đoạn dây nhô ra. Cuối cùng là gắn viên sáp chỉnh nha lên.
Đọc thêm: Mắc cài bung tuột – hướng dẫn xử lý đúng chuẩn
Dùng sáp chỉnh nha cho nhiều trường hợp
Khi mới niềng răng, cảm giác bị vướng víu, khó chịu…làm nhiều bé mất ăn, mất ngủ. Lúc này, sáp chỉnh nha là phương pháp hiệu quả nhất vừa giảm thiểu cảm giác không mong muốn, vừa bảo vệ mô mềm trong khoang miệng.
Đầu tiên, phụ huynh cần vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi sử dụng sáp nha khoa. Sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng để tránh truyền nhiễm vi khuẩn gây bệnh cho răng, nướu. Tiếp đến là lau khô tay, rồi lấy 1 lượng sáp vừa đủ, vo tròn lại và gắn vào vị trí mắc cài, dây cung…đang gây khó chịu và đau nhức cho con bạn. Bạn có thể hướng dẫn bé những lần đầu tiên, còn lần sau để trẻ tự thực hiện. Lưu ý là: nhắc các bé gỡ bỏ sáp nha khoa trước khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hoặc trước khi đi ngủ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trong thời gian đầu khi niềng răng, với khí cụ cồng kềnh làm cho việc ăn uống của trẻ trở nên khó khăn hơn. Lúc này cần nhất các món ăn mềm, lỏng, ít mảnh vụn và có đủ dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh chú ý chuyển đổi luân phiên những thực phẩm sau cho bé:
- Thực phẩm làm từ sữa như phô mai, bơ, sữa…
- Các loại bánh mỳ, bánh ngọt xốp mềm, ngũ cốc, các loại mì, cơm nấu chín mềm
- Thực phẩm được băm nhỏ như: thịt băm viên, thịt hầm, thịt gia cầm, hải sản
- Các món rau quả, món luộc chín kỹ, món hấp kỹ, đậu phụ, khoai tây nghiền…
- Các loại nước trái cây như táo, chuối, nước ép sinh tố…
- Có thể dùng thêm chút kem, bánh cookies mềm…
Ngoài ra, bạn cũng hạn chế cho các bé ăn những thực phẩm không tốt cho việc niềng răng như:
- Thực phẩm dai và dẻo: bánh dày, bánh nếp, xôi chiên, bánh mì có vỏ dai cứng
- Thực phẩm giòn như: bỏng ngô, đồ chiên giòn, khoai tây chiên…
- Thực phẩm cứng, khó nhai như kẹo, đá viên, xương…
- Thực phẩm cần nhai nhiều như bắp ngô, táo, đùi, cánh gà
- Các món ăn nóng như lẩu, canh nóng, hoặc quá lạnh như đá, kem…
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng, vui lòng liên hệ HOTLINE 086.690.7886 – 093 186 3366 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ Đức AAO để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ